Chuyển đến nội dung chính

Đa u tủy xương

Đa u tủy xương xuất phát từ tương bào là thành phần của bạch cầu trong máu. Khi có một tương bào bất thường ban đầu sẽ phát triển và nhân lên nhiều tế bào bất thường khác. Các tế nào này sẽ tiết ra kháng thể đặc biệt có tên gọi protein M chính là cơ sở cho chẩn đoán và tiên lượng bệnh đa u tủy xương.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:


Tuổi tác: Bệnh có xu hướng xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi khoảng trên 65. Ít gặp bệnh ở những người dưới 40 tuổi.

Một vài bệnh lý lành tính khi có bất thường ở tương bào gây tiết protein M cũng làm tăng nguy cơ mắc đa u tủy xương.

Thuốc sâu, chất phóng xạ, người béo phì, nhiễm phải một số virus

Di truyền:Khả năng di truyền hay yếu tố gia đình rất hiếm gặp.

Khi mắc phải đa u tủy xương, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:


Tổn thương xương khiến xương đau. Những vị trí tổn thương thường gặp là xương đòn, xương ức, xương sọ, xẹp đốt sống.



Lượng canxi trong máu tăng cao do tiêu xương. Mắc phải các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm đường tiết niệu do hệ miễn dịch bị suy giảm. Suy thận khi canxi máu tăng hoặc có nhiều protein trong ống thận

Thiếu máu do tế bào u và tủy ức chế chất tại huyết, hồng cầu to, bạch cầu hạt giảm, tiểu cầu giảm... Ít gặp triệu chứng thần kinh như mệt mỏi, rối loạn thị giác, bệnh võng mạc. Chảy máu nếu chức năng tiểu cầu bị rối loạn hay tổn thương nội mạch. Gan to, hạch to, lách to.

Điều trị


Bệnh nhân cần được điều trị hệ thống hóa chất nhằm kiểm soát khối u, điều trị triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Cần kết hợp các phương pháp điều trị như:

Điều trị bằng thuốc. Chiếu xạ với thể khu trú, u ngoài tủy xương. Phẫu thuật giải phóng chèn ép hay với u đơn độc. Phối hợp với truyền máu, kháng sinh, lọc máu, calcitonin, lợi tiểu.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phòng ngừa đau lưng dưới hiệu quả

Các hoạt động đều đặn không làm lưng bị căng và xóc có thể làm tăng sức mạnh và sức bền của vùng thắt lưng, cho phép cơ hoạt động tốt hơn. Những bài tập này có thể gồm đi bộ, bơi, đạp xe phòng ngừa chứng đau lưng hiệu quả. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoạt động nào là tốt nhất với bạn. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng với đầu hơi cúi, hoặc nằm ngửa, kê gối dưới đầu sao cho cổ thẳng hàng với cột sống. Thay đổi tư thế nằm giúp khí huyết lưu thông, cơ bắp không bị chèn ép. Ngủ dậy nên tập thể thao với cường độ thấp như bơi lội, đạp xe, đi bộ… Chọn loại đệm không quá mềm cũng không cứng quá vì nằm đệm mềm, độ lún sâu khiến đường cong sinh lý cột sống bị thay đổi. Thường xuyên tập luyện thể thao để sở hữu thân hình khỏe mạnh, cơ bụng và cơ lưng săn chắc, tăng khả năng chống lại thương tổn, bảo vệ cột sống, cơ và dây chằng. Khởi động kĩ trước khi vận động làm giảm nguy cơ chấn thương. Lưu ý tiến hành bài tập từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, không tập quá nặng, bỏ qua các động tác ...

Gai cột sống ảnh hưởng như thế nào ?

Bệnh gai cột sống không gây chết người ngay nhưng nếu không điều trị ngay thì hậu quả của nó gây nên cho người bệnh cũng không phải là nhỏ. Bệnh gai cột sống là do quá trình viêm khớp cột sống mãn tính làm phần sụn đốt sống bào mòn bề mặt xương gây nên tình hai đốt sống cọ sát với nhau gây nên đau nhức. Ngoài ra, sự lắng động canxi ở dây chằng và gân tiếp xúc với cột sống do quá trình lão hóa của cơ thể cũng gây nên tình trạng gai xương cột sống,….  Những đối tượng mắc gai cột sống chủ yếu ở người già, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, nam giới và cả độ tuổi thanh thiếu niên. Vị trí cột sống thường mọc gai xương là ở cổ và lưng do hai vùng này hoạt động nhiều nhất. Hậu quả của gai cột sống Hầu hết bệnh nhân bị gai cột sống đều không có dấu hiệu gì cụ thể và có thể sống chung hòa bình với căn bệnh này bằng việc thay đổi tư thế đi lại, ăn uống dinh dưỡng và tập luyện điều độ. Tuy nhiên, khi gai xương chèn ép phần tủy sống, dây chằng thì gây nên những hậu quả lớn tới n...

Thay khớp háng bán phần và toàn phần khác nhau điểm gì?

Không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng phương pháp thay khớp háng nhân tạo được mà cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau quá trình thăm khám, tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân đang ở mức độ nào, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là phương pháp loại bỏ phần xương sụn của khớp háng bị hư (bao gồm chỏm xương đùi và ổ cối xương chậu) để thay thế vào đó bằng một khớp háng nhân tạo tương ứng. Mục đích của phương pháp này là phục hồi chức năng vận động của khớp háng và giảm tình trạng đau nhức, giúp bệnh nhân đi lại và vận động bình thường. Thay khớp háng bán phần và toàn phần Thay khớp háng bán phần Phẫu thuật thay khớp háng bán phần là phương pháp phẫu thuật chỉ thay phần chỏm xương đùi hoặc ổ cối đã bị hư hỏng bằng chỏm xương đùi hoặc ổ cối nhân tạo. Thông thường, trong hầu hết các trường hợp, ổ cối vẫn được giữ nguyên và chỉ thay thế chỏm xương đùi bị tổn thương bằng chỏm xương đùi nhân tạo. Đối tượng áp dụng: Gãy cổ ho...