Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây đau cơ xơ hóa. Tuy nhiên có một số yếu tố được cho là căn nguyên gây bệnh như di truyền, stress, rối loạn giấc ngủ, suy giảm hormone tăng trưởng….
Đau cơ xơ hóa là tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể.
Triệu chứng đau cơ xơ hóa:
Đau: đau lan toả, mạn tính và không có giới hạn rõ ràng, đau lan toả toàn bộ cơ thể. Bệnh nhân có cảm giác đau sâu trong cơ, đau co thắt, đau như cắt hoặc đau rát bỏng ở một vùng gân, cơ hoặc tổ chức mềm quanh khớp. Bệnh nhân thường bị đau tăng vào buổi sáng, và buổi tối..
Mệt mỏi: người bệnh mệt mỏi nhiều, khó tập trung,..đây là một trong những nguyên nhân làm bệnh nhân đau cơ xơ hóa bị chẩn đoán nhầm với các chứng bệnh khác như chứng mệt mỏi mạn tính, chứng trầm cảm…
Mất ngủ: tình trạng mất ngủ tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh.
Đau đầu mạn tính không rõ nguyên: chiếm tới 70% bệnh nhân, bệnh nhân đau đầu nhưng không có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, hay nhìn mờ…
Hội chứng đại tràng kích thích: các triệu chứng đau bụng, táo bón, đi ngoài phân lỏng, đánh hơi nhiều, hoặc buồn nôn chiếm khoảng 40-70%, có 2-5% bệnh nhân có hội chứng trào ngược dạ dày.
Rối loạn chức năng vận động của khớp thái dương hàm: Đây cũng là triệu chứng của bệnh đau cơ xơ hóa. Có thể bệnh nhân nhai khó, há khó hoặc cảm giác cứng khớp thái dương hàm vào buổi sáng.
Các triệu chứng khác: các biểu hiện của hội chứng tiền mạn kinh (bốc hoả, ra mồ hôi bất thường…) đau ngực, cứng khớp buổi sáng, tê buốt đầu chi, cảm giác sưng nề đầu chi, tăng mẫn cảm da, hội chứng kích thích bàng quang. Bệnh nhân đau cơ xơ hóa thường có sự nhạy cảm quá mức với ánh sáng mạnh, tiếng động mạnh.
Khi thấy những triệu chứng đau cơ xơ hóa, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ bệnh.
Phương pháp chữa trị phù hợp.
Hiện nay, để giảm triệu chứng đau cơ xơ hóa người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau, giãn cơ, thuốc chống trầm cảm, ức chế chọn lọc…Trường hợp nhẹ có thể không cần dùng thuốc, chỉ cần áp dụng phương pháp vật lý trị liệu, xoa bóp, chườm nóng hoặc chườm lạnh…để giảm đau.
Bệnh đau cơ xơ hóa tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người bệnh nhưng mức độ bệnh có thể tiến triển nặng lên theo thời gian. Do đó cần phải điều trị sớm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nhận xét
Đăng nhận xét