Không phải lúc nào việc tiến hành thay khớp háng cũng mang nhiều thuận lợi, nhất là phương pháp này lại rất khó thực hiện và không phải bệnh viện nào cũng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, cùng đội ngũ bác sĩ giỏi tay nghề.
Bất cứ ca phẫu thuật nào cũng vậy, không phải lúc nào các bác sĩ thực hiện cũng thành công mà không gặp phải những rủi ro nhất định. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo cho bệnh nhân cũng không ngoại lệ. Bên cạnh những điểm tích cực mà phương pháp mang lại như giúp bệnh nhân có thể vận động và di chuyển bình thường thì rủi ro, biến chứng do phẫu thuật gây ra cũng không thể tránh khỏi.
Bên cạnh đó, những rủi ro, biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi phẫu thuật thay khớp háng cũng là điều khiến cho các bác sĩ lo ngại. Chính vì thế, chỉ những trường hợp cần thiết, bệnh nhân mới có thể áp dụng phương pháp này. Dưới đây là 8 biến chứng cụ thể trong và sau khi phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo, người bệnh cần phải biết.
1 – Biến chứng gây mê
Hầu hết các cuộc phẫu thuật đều bắt buộc phải tiến hành gây mê cho bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải lúc nào công cuộc gây mê cũng mang nhiều thuận lợi mà luôn tiềm ẩn biến chứng trong lúc gây mê. Có thể là bị phản ứng lại với thuốc được sử dụng hoặc một số biến chứng y tế khác như sốc phản vệ, bất tỉnh, tổn thương não, đột quỵ,… Điều này cũng khiến cho các bác sĩ cũng như bệnh nhân cảm thấy e ngại, bởi thực tế đã có rất nhiều trường hợp xảy ra.
2 – Nhiễm trùng
Theo thống kê thì tỉ lệ nhiễm trùng nói chung khoảng 1%. Điều này cho thấy nguy cơ nhiễm trùng sau mổ là có thể xảy ra với những bệnh nhân tiến hành phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Có thể chỉ là nhiễm trùng vùng vết mổ, hoặc nhiễm trùng sâu bên trong khớp. Nhiễm trùng sớm thường xảy ra trong thời gian đầu sau mổ, có trường hợp nhiễm trùng muộn sẽ xảy ra sau mổ vài năm, do các loại vi khuẩn di chuyển theo đường máu từ một ổ nhiễm trùng khác trong cơ thể lan đến khớp háng.
Trong trường hợp này, người bệnh sẽ được dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Cũng có khi phải mổ cắt lọc, súc rửa vết thương nhiều lần để điều trị những trường hợp nhiễm trùng sâu. Với những trường hợp kéo dài dai dẳng phải mổ lấy khớp nhân tạo ra, sau một thời gian ổn định sẽ mổ thay lại khớp khác.
3 – Viêm tắc tĩnh mạch (Cục máu đông)
Đây là biến chứng rất dễ gặp ở bất cứ ca phẫu thuật nào. Riêng phẫu thuật thay thế khớp háng, đã có không ít trường hợp có hiện tượng hình thành những cục máu đông trong lòng mạch sau mổ thay khớp. Điều này có thể là do người bệnh ít vận động chân bị mổ hoặc do sang thương mạch máu trong quá trình phẫu thuật.
Khi bị viêm tắc tĩnh mạch, chân sẽ bị sưng to lên, sờ thường bị nóng và đau nhức. Nếu máu đông trong tĩnh mạch bị vỡ ra, sẽ gây tắc các mao mạch và cắt đứt nguồn cung cấp máu một phần của phổi. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên tích cực vận động chân mổ ngay sau khi tỉnh dậy, cũng có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu.
4 – So le chi
So le chi cũng là một trong những biến chứng rất thường hay gặp phải khi tiến hành phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Trong quá trình phẫu thuật, bao giờ bác sĩ cũng sẽ cố gắng cân bằng chiều dài 2 chân, tránh hiện tượng so le chi. Mức so le cho phép khoảng 1-2 cm. Tuy nhiên, nếu bác sĩ phẫu thuật chuẩn bị trước mổ đầy đủ, đo kích cỡ khớp nhân tạo chính xác thì hạn chế được biến chứng so le chi.
5 – Tổn thương thần kinh tọa
Tình trạng tổn thương thần kinh tọa chiếm tỉ lệ nhỏ 0.5 % và thường gặp nhất ở những người phẫu thuật vào khớp háng lối sau. Tổn thương này là do kéo căng hoặc va chạm trong quá trình thao tác. Khi bị tổn thương thần kinh tọa, người bệnh sẽ có cảm giác đau tê chân theo đường đi của dây thần kinh tọa, không duỗi cổ chân được. Thời gian để bệnh phục hồi phải mất khoảng 6 tháng sau.
6 – Trật khớp háng
Theo khảo sát cho thấy tỉ lệ trật khớp trung bình từ 1 – 3 %. Tuỳ theo loại khớp nhân tạo mà bệnh nhân thay, đường mổ, tình trạng sức khoẻ của người bệnh, kinh nghiệm của phẫu thuật viên mà tỉ lệ trật khớp sẽ khác nhau.
Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh những tư thế dễ gây ra hiện tượng trật khớp như gập háng quá 90 độ, bắt chéo chân, ngồi xổm,… Nếu xảy ra trật khớp, bác sĩ sẽ nhanh chóng nắn lại khớp cho người bệnh và bó nẹp bất động trong khoảng một thời gian, hiếm khi phải mổ đặt lại khớp nhân tạo.
7 – Lỏng khớp
Theo thời gian sự kết dính giữa khớp nhân tạo với xương của người bệnh sẽ bị yếu đi, lúc này khớp nhân tạo sẽ bị lỏng. Lúc đó, người bệnh sẽ bị đau khi đi đứng do phần lực tác dụng lên chân có khớp nhân tạo quá lớn. Tuổi thọ trung bình của khớp nhân tạo là 15 năm, có khi 10 năm nhưng cũng có khi kéo dài đến 20 năm.
Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: loại khớp nhân tạo, chất lượng xương của người bệnh,… Nếu khớp bị lỏng nhiều, bắt buộc người bệnh phải mổ thay lại một khớp khác mới có thể vận động được.
Nhận xét
Đăng nhận xét