Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng là một trong những bệnh lý xảy ra rất phổ biến hiện nay. Bệnh khó chữa trị và thường gây nhiều biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.
Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng được thực hiện bằng phương pháp Chiropractic tiên tiến của Mỹ với tỷ lệ thành công hơn 95%.Thông thường, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng xảy ra phổ biến ở những người lao động nặng nhọc hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu trong thời gian dài, thường do nhiều nguyên nhân khác nhau
Nguyên nhân gây ra như sau:
Sai tư thế trong công việc và sinh hoạt: Việc khuân vác, bưng bê các vật quá nặng không đúng cách, ngồi xuống đứng lên đột ngột, ngồi làm việc sai tư thế, tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động thể thao sai cách,… hoàn toàn có thể khiến đốt sống lưng và thắt lưng bị chấn thương.
Chấn thương, tai nạn vùng thắt lưng: Té ngã, va đập vào cột sống lưng hoặc thắt lưng, ngã đập mông xuống vật cứng trong quá trình làm việc hoặc lao động, tai nạn giao thông, khuân vác vật cách xa người khiến khớp sống lưng bị trật, viêm khớp,… cũng là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng.
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng phát sinh bởi nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
Tuổi tác và các bệnh lý bẩm sinh: Với những người trên 30 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn do đĩa đệm dần mất sự linh hoạt trong quá trình vận động, nhân nhầy có thể bị khô, vùng sụn xơ hóa,… Một số bệnh nhân đang mắc các bệnh lý cột sống bẩm sinh như gai đôi cột sống, gù vẹo,… cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng.
Di truyền từ người thân trong gia đình: Nếu cha mẹ hoặc người thân có cột sống hay đĩa đệm bị yếu do bất thường về cấu trúc, các thế hệ sau này nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống sẽ cao hơn người bình thường.
Trong đó, thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng là nguyên nhân gây bệnh phổ biến và phức tạp nhất, bởi thắt lưng phải chịu áp lực lớn từ cơ thể và nhiều hoạt động trong sinh hoạt. Triệu chứng này xảy ra do phần đĩa đệm bị thoái hóa khiến nhân nhầy mất nước, bao xơ dần xơ cứng và dễ bị rách, dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm, chèn ép hệ thống rễ thần kinh và dây thần kinh tọa, phát sinh các cơn đau nhức kéo dài từ lưng, thắt lưng cho đến tận gót chân.
Ngoài ra, đĩa đệm cột sống thắt lưng bị thoái hóa còn là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng cột sống khác như:
Dễ làm cột sống bị xẹp lún, nứt, vỡ.
Đốt sống sẽ có nguy cơ mọc gai xương, gây ra tình trạng gai cột sống.
Lưng có dấu bị cong, vẹo bất thường, đi đứng khập khiễng và dễ té ngã.
Chiều cao của người bệnh bị ảnh hưởng đáng kể.
CÁC DẠNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG Ở LƯNG THƯỜNG GẶP
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, vì thế biểu hiện và dạng bệnh lý gặp phải của mỗi người có thể không giống nhau, phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh và độ tuổi ở mỗi người, bao gồm các dạng sau:
Thoát vị đĩa đệm thành một khối: Đây là tình trạng vỏ bọc đĩa đệm bị rách khiến nhân nhầy tràn ra bên ngoài và xuyên qua dây chằng dọc sau, gây chèn ép rễ thần kinh đột ngột, làm liệt cơ và rối loạn cơ vòng.
Thoát vị đĩa đệm hai bên: Khi vòng sợi phía sau bị rách ở cả hai bên do chấn thương hoặc tác động làm nhân nhầy 2 bên lồi ra, khiến bệnh nhân có thể đau cùng lúc 2 phía hoặc đau cách nhau.
Thoát vị đĩa đệm đa tầng: Là trường hợp đĩa đệm bị thoát vị tại nhiều vị trí khác nhau trên cột sống, có thể nằm liền nhau hoặc cách nhau vài đốt sống. Tình trạng này rất khó điều trị, các biến chứng cũng nguy hiểm và phức tạp hơn.
Thoát vị đĩa đệm nhân nhầy bị kẹt: Nếu nhân nhầy tràn qua vòng sợi do vỏ bọc bị rách nhưng lại kẹt giữa mép thân đốt sống kề nhau, có thể gây ra các cơn đau đột ngột vùng lưng và kèm theo đau dây thần kinh hông to. Triệu chứng đôi khi chấm dứt ngay sau đó khi nhân nhầy hết kẹt.
Nhận xét
Đăng nhận xét