Chuyển đến nội dung chính

Sarcom Ewing xương ở trẻ em là gì?

Sarcom Ewing có hai loại là ung thư xương và ung thư mô mềm. Ung thư xương có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào của bộ xương hoặc cũng có thể phát sinh ở các phần mềm gần xương. Sarcom mô mềm thì có thể phát sinh từ mỡ, cơ, mạch máu hoặc bất kỳ phần mền nào có nhiệm vụ nâng đỡ, bao quanh và bảo vệ các cơ quan của cơ thể chúng ta.

Sarcom Ewing được đặt tên theo tên của bác sĩ James Ewing – người đã phát hiện và mô tả bước đầu về đặc điểm của khối u từ những năm 1920. Hiện nay, ung thư mô liên kết này được xếp vào cùng với nhóm bệnh u ngoại bì thần kinh. Sarcome Ewing là loại ung thư có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể, nhất là ở xương. 

Có nhiều phương pháp xét nghiệm được áp dụng để chẩn đoán bệnh Sarcom Ewing xương ở trẻ em. Phương pháp chụp x-quang phần xương bị đau có thể giúp chúng ta xác định sự xuất hiện của khối u, vị trí và kích thước của nó dù đôi khi phương pháp này khó có thể quan sát được khối u. 

Bất kỳ xương nào cũng có thể phát triển căn bệnh này nhưng nó chủ yếu xuất phát ở xương chậu, xương đùi và xương cẳng chân (hay còn gọi là xương chày). Bệnh này chủ yếu xảy ra ở tuổi thiếu niên, gặp nhiều ở trẻ trai hơn so với trẻ em gái.

Mặc dù Sarcome Ewing cũng là một loại ung thư xương khá hiếm gặp nhưng nó cũng có thể xảy ra ở những mô mềm – Sarcom Ewing ngoài xương. Đôi khi, các loại ung thư này còn được gọi là các khối u ngoại bì thần kinh nguyên thủy.

Sarcom Ewing xương ở trẻ em là gì?
Sarcom Ewing xương ở trẻ em là gì?

Nguyên nhân, dấu hiệu và chẩn đoán bệnh

Cho đến nay, các nguyên nhân chính gây bệnh ung thư xương nguyên phát vẫn chưa được lý giải rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, sự phát triển của Sarcom Ewing có thể liên quan đến sự phát triển xương quá nhanh – lý giải cho vấn đề tại sao căn bệnh này hay gặp ở tuổi thiếu niên hơn so với người trưởng thành. Giống với những loại ung thư khác, Sarcom Ewing cũng không phải là bệnh nhiễm trùng và không thể lây truyền từ người sang người.

Đau là dấu hiệu phổ biến nhất của Sarcom Ewing. Tuy nhiên, các triệu chứng cũng có nhiều điểm khác nhau, tùy thuộc vào vị trí phát triển khối u trong cơ thể và kích thước của khối u. Một số bệnh nhân có biểu hiện sưng ở vùng bị bệnh ung thư và nó có thể khá mềm khi chúng ta sờ kiểm tra. Ung thư xương cũng có thể được phát hiện khi có một xương bị yếu hoặc thậm chí là gãy xương bệnh lý, do trẻ bị ngã nhẹ hoặc chấn thương nhẹ.

Những xét nghiệm khác có thể được áp dụng để kiểm tra nếu ung thư mô liên kết lan tràn đến những cơ quan khác, bao gồm chụp x-quang ngực, chụp sàng lọc xương, chọc hút tủy xương, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ hạt nhân,… Trước khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh cho trẻ, các bác sĩ cần trao đổi kỹ với phụ huynh để tránh gây ra những hiểu lầm hoặc hậu quả không đáng có.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phòng ngừa đau lưng dưới hiệu quả

Các hoạt động đều đặn không làm lưng bị căng và xóc có thể làm tăng sức mạnh và sức bền của vùng thắt lưng, cho phép cơ hoạt động tốt hơn. Những bài tập này có thể gồm đi bộ, bơi, đạp xe phòng ngừa chứng đau lưng hiệu quả. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoạt động nào là tốt nhất với bạn. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng với đầu hơi cúi, hoặc nằm ngửa, kê gối dưới đầu sao cho cổ thẳng hàng với cột sống. Thay đổi tư thế nằm giúp khí huyết lưu thông, cơ bắp không bị chèn ép. Ngủ dậy nên tập thể thao với cường độ thấp như bơi lội, đạp xe, đi bộ… Chọn loại đệm không quá mềm cũng không cứng quá vì nằm đệm mềm, độ lún sâu khiến đường cong sinh lý cột sống bị thay đổi. Thường xuyên tập luyện thể thao để sở hữu thân hình khỏe mạnh, cơ bụng và cơ lưng săn chắc, tăng khả năng chống lại thương tổn, bảo vệ cột sống, cơ và dây chằng. Khởi động kĩ trước khi vận động làm giảm nguy cơ chấn thương. Lưu ý tiến hành bài tập từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, không tập quá nặng, bỏ qua các động tác ...

Gai cột sống ảnh hưởng như thế nào ?

Bệnh gai cột sống không gây chết người ngay nhưng nếu không điều trị ngay thì hậu quả của nó gây nên cho người bệnh cũng không phải là nhỏ. Bệnh gai cột sống là do quá trình viêm khớp cột sống mãn tính làm phần sụn đốt sống bào mòn bề mặt xương gây nên tình hai đốt sống cọ sát với nhau gây nên đau nhức. Ngoài ra, sự lắng động canxi ở dây chằng và gân tiếp xúc với cột sống do quá trình lão hóa của cơ thể cũng gây nên tình trạng gai xương cột sống,….  Những đối tượng mắc gai cột sống chủ yếu ở người già, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, nam giới và cả độ tuổi thanh thiếu niên. Vị trí cột sống thường mọc gai xương là ở cổ và lưng do hai vùng này hoạt động nhiều nhất. Hậu quả của gai cột sống Hầu hết bệnh nhân bị gai cột sống đều không có dấu hiệu gì cụ thể và có thể sống chung hòa bình với căn bệnh này bằng việc thay đổi tư thế đi lại, ăn uống dinh dưỡng và tập luyện điều độ. Tuy nhiên, khi gai xương chèn ép phần tủy sống, dây chằng thì gây nên những hậu quả lớn tới n...

Thay khớp háng bán phần và toàn phần khác nhau điểm gì?

Không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng phương pháp thay khớp háng nhân tạo được mà cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau quá trình thăm khám, tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân đang ở mức độ nào, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là phương pháp loại bỏ phần xương sụn của khớp háng bị hư (bao gồm chỏm xương đùi và ổ cối xương chậu) để thay thế vào đó bằng một khớp háng nhân tạo tương ứng. Mục đích của phương pháp này là phục hồi chức năng vận động của khớp háng và giảm tình trạng đau nhức, giúp bệnh nhân đi lại và vận động bình thường. Thay khớp háng bán phần và toàn phần Thay khớp háng bán phần Phẫu thuật thay khớp háng bán phần là phương pháp phẫu thuật chỉ thay phần chỏm xương đùi hoặc ổ cối đã bị hư hỏng bằng chỏm xương đùi hoặc ổ cối nhân tạo. Thông thường, trong hầu hết các trường hợp, ổ cối vẫn được giữ nguyên và chỉ thay thế chỏm xương đùi bị tổn thương bằng chỏm xương đùi nhân tạo. Đối tượng áp dụng: Gãy cổ ho...