Dây thần kinh số 5 bao gồm hai cặp, phân bố đối xứng chi phối ở hai nửa bên mặt. Đây là một trong 12 cặp dây thần kinh có xuất phát từ cầu não và hướng ra các bộ phận mà chúng có chức năng quản lý.
Chức năng của dây thần kinh số 5 được phân chia qua 3 nhánh, bao gồm chức năng cảm giác và chức năng vận động.
Cụ thể:
Nhánh V1 (nhánh mắt): phân bố và chi phối tại vùng da đầu phía trước, trán và mắt.
Nhánh V2 (nhánh hàm trên): phân bố và chi phối từ vùng dưới mi, khu vực má, môi trên và hàm trên.
Nhánh V3 (nhánh hàm dưới): phân bố và chi phối từ môi dưới và hàm dưới.
Nhánh V1 và V2 có chức năng cảm giác tại các vùng da đầu, trán, mí trên mí dưới, mắt, má, hốc mũi, môi trên, hàm răng trên và các tuyến hạnh nhân.
Nhánh V3 có chức năng cảm giác với 2/3 trước lưỡi, tuyến nước bọt, môi dưới và hàm răng dưới.
Chức năng vận động của sợi vận động sẽ chi phối cơ thái dương hàm, cơ châm bướm trong, cơ nhai, khiến cho hàm răng có thể chuyển động nhai thức ăn và thực hiện những biểu hiện khuôn mặt.
Bộ dây bên phải sẽ chi phối cảm giác và vận động của nửa mặt bên trái và tương tự với bên trái. Vì thế, nếu có vấn đề với dây thần kinh số 5, ít khi có tình trạng đau đồng đều ở cả hai bên mà thường chỉ biểu hiện ở một bên mặt.
Dây thần kinh số 5 có thể bị ảnh hưởng hay tổn thương bởi những nguyên nhân không xác định rõ ràng (ví dụ như chấn thương ngoài, nhiễm lạnh…) hoặc có thể là biến chứng, biểu hiện từ các dạng bệnh lý khác như viêm tại nền sọ não, zona thần kinh, khối u chèn ép, mạch máu tắc nghẽn chèn ép…). Khi đó từng phần hoặc cả ba nhánh (hiếm gặp) sẽ bị ảnh hưởng, gây nên những cơn đau.
Đau dây thần kinh số 5 thường khu trú giới hạn tại một trong ba nhánh của một bên dây thần kinh, chứ hiếm khi xuất hiện đồng thời ở cả ba nhánh hay cả hai bên khuôn mặt.
Đặc điểm những cơn đau dây thần kinh số 5 có thể được nhận biết: đau âm ỉ hoặc đau dữ dội một bên mặt. Tùy vào nhánh thần kinh bị tổn thương mà vị trí biểu hiện sẽ tương ứng. Đôi khi cơn đau giống như bị điện giật, bị bỏng hay dao đâm. Đau xuất hiện bất ngờ hoặc khi chạm vào, khi nhiễm nóng lạnh, khi vận động cơ mặt (nhai, cười)…
Mỗi cơn đau kéo dài từ vài giây đến vài phút, kèm theo những triệu chứng chảy nước mắt hay nước miếng, người bệnh khó có thể tiếp tục những hoạt động của mình vì đau.
Đau dây thần kinh số 5, đặc biệt là khi nhánh thần kinh V2 hay V3 bị tổn thương sẽ dễ bị nhầm lẫn với đau dây thần kinh ở răng, khiến cho nhiều trường hợp bệnh nhân chưa xác định rõ ràng nguyên nhân đã đi nhổ răng để mong giảm đau, nhưng nhổ tới khi gần hết hàm mà cơn đau vẫn tiếp diễn không ngừng.
Ngoài những cơn đau này, bệnh nhân sẽ không có biểu hiện bất thường nào khác liên quan, đây chính là đặc điểm phân biệt và nhận biết, giúp bác sĩ chẩn đoán rõ hơn bệnh đau dây thần kinh số 5. Viêm khớp thoái hóa http://coxuongkhoppcc.com/viem-khop-thoai-hoa.html
Những cơn đau dây thần kinh số 5 gây nên nhiều bất tiện trong cuộc sống của người bệnh. Để điều trị bệnh, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định và kết hợp các biện pháp sau đây:
Các loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroide, thuốc an thần… Tuy nhiên các loại thuốc này có khá nhiều tác dụng phụ, đặc biệt lưu ý khi dùng cho các bệnh nhân có vấn đề với gan, dạ dày, đồng thời không được lạm dụng trong thời gian dài mà phải đi kèm kết hợp các biện pháp điều trị tích cực khác.
Châm cứu, bấm huyệt, xung điện cũng là biện pháp hiệu quả để giảm đau, lưu thông mạch máu, giải phóng sự chèn ép. Sử dụng lâu dài, tác dụng điều trị và ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh, nên được áp dụng đồng thời xuyên suốt quá trình điều trị, nhiều trường hợp có thể thay thế thuốc Tây y có cùng mục đích.
Nhận xét
Đăng nhận xét