Chuyển đến nội dung chính

Chữa đau dây thần kinh tọa bằng thuốc nam

Đau dây thần kinh tọa hay đau dây thần kinh hông là những cơn đau xuất phát theo đường đi của dây thần kinh hông, bắt nguồn từ các rễ thần kinh vùng thắt lưng, kéo dài đến các ngón chân. Đau thần kinh tọa xảy ra khi rễ thần kinh của vùng này bị chèn ép hay tổn thương gây ra các cơn đau nhức khủng khiếp cho người bệnh.


Một số bài thuốc nam trị đau dây thần kinh tọa

Theo Y học cổ truyền, bệnh đau thần kinh tọa thuộc chứng tọa cốt phong. Để điều trị bệnh, người ta thường tùy thuộc vào trường hợp phong hàn kinh lạc, phong hàn thấp tý hay phong nhiệt mà có các bài thuốc chữa trị phù hợp.

1. Trường hợp đau thần kinh tọa do phong hàn kinh lạc


Đau thần kinh tọa do trúng phong hàn kinh lạc thường có các biểu hiện như:

• Đau từ thắt lưng lan xuống mông, phía sau đùi, chạy thẳng xuống cẳng chân khiến người bệnh đi lại khó khăn.

• Người bệnh thấy lạnh, lưỡi trắng, mạch phù.

Phương pháp chữa trị: sơ phong tán hàn, hành khí hoạt huyết.

Bài thuốc chữa trị:

Bài thuốc 1: Độc hoạt 12g, uy linh tiên 12g, tang ký sinh 12g, ngưu tất 12g, đan sâm 12g, xuyên khung 12g, quế chi 8g, trần bì 8g, phòng phong 8g, chỉ xác 8g, tế tân 8g.

Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Kết hợp châm cứu hoặc day bấm các huyệt: đại trường du, trật biên, hoàn khiêu, thừa phù, thừa sơn, giải khê, côn lôn. Bên cạnh đó, thủy châm vitamin B12 vào các huyệt trên.

Bài thuốc 2: cẩu tích 16g, thiên niên kiện 12g, rễ lá lốt 12g, ngưu tất 12g, xuyên khung 12g, quế chi 8g, chỉ xác 8g, ngải cứu 8g, trần bì 8g.

Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 3: Độc hoạt 12g, đẳng sâm 12g, bạch thược 12g, ngưu tất 12g, tang ký sinh 12g, phục linh 12g, thục địa 12g, đương quy 12g, đại táo 12g, phòng phong 8g, cam thảo 8g, đỗ trọng 8g, tế tân 6g, quế chi 6g.

Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.

2. Trường hợp đau thần kinh tọa do phong hàn thấp tý


Đau thần kinh tọa do phong hàn thấp tý, người bệnh có các dấu hiệu như sau:

• Đau từ thắt lưng cùng theo dây thần kinh hông lan xuống dưới chân.

• Người bệnh có dấu hiệu teo cơ

• Bệnh thường kéo dài, hay tái phát, người bệnh mất ăn, mất ngủ, suy nhược, mạch nhu hoãn.

Phương pháp chữa trị: khu phong tán hàn, hoạt huyết, bổ can thận, bổ khí huyết, trừ thấp, ứ khứ.



Bài thuốc chữa trị:

Bài thuốc 1: khương hoạt 12g, , tang chi 8g, phòng phong 8g, đương quy 8g, độc hoạt 8g, hoàng kỳ 8g, cam thảo 4g, một dược 4g, hải phong đằng 4g, nhũ hương 4g,xuyên khung 4g.

Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: tang ký sinh 16g, cẩu tích 16g, thục địa 12g, đỗ trọng 12g, thỏ ty tử 12g, phòng kỷ 12g, tục đoạn 12g, kỷ tử 12g, bổ cốt chỉ 8g, độc hoạt 8g, khương hoạt 8g, thương truật 8g.

Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 3: ý dĩ nhân 16g, đại táo 12g, khương truật 8g, độc hoạt 8g, phụ tử chế 8g, khương hoạt 8g, đỗ trọng 8g, quế chi 8g, cam thảo 6g, gừng 4g.

Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Lưu ý: Các vị thuốc này uống cho tới khi hết đau. Sau đó, ngâm 1 trong các thang thuốc trên với 2 lít rượu, mỗi lần uống 20ml, mỗi ngày 2 lần. Uống trong 3 -6 tháng để có hiệu quả.

3. Trường hợp đau thần kinh tọa do phong nhiệt


Đau thần kinh tọa do phong nhiệt, người bệnh có các triệu chứng như sau:

• Đùi đau buốt, nóng rát.

• Khi tiểu tiện có màu vàng .

• Rêu vàng, mạch hoạt sác.

Phương pháp chữa trị: thanh nhiệt giải độc là chính, kèm theo sơ phong thông lạc.

Bài thuốc chữa trị:

Bài thuốc 1: thạch cao 30g, tri mẫu 10g, phòng kỷ 10g, tang chi 10g, quế chi 6g, xích thược 8g, nhẫn đông đằng 8g, đan bì 8g, uy linh tiêm 8g, liên kiều 6g, hoàng bá 6g.
Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: ngưu tất 60g, kê huyết đằng 30g, thân cân thảo 30g, ý dĩ 30g, dâm hương hoắc 30g, xương truật 15g, độc hoạt 15g, tang kí sinh 15g, xuyên khung 12g, mộc qua 12g, thô miệt trùng 10g, tế tân 6g. Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần uống.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phòng ngừa đau lưng dưới hiệu quả

Các hoạt động đều đặn không làm lưng bị căng và xóc có thể làm tăng sức mạnh và sức bền của vùng thắt lưng, cho phép cơ hoạt động tốt hơn. Những bài tập này có thể gồm đi bộ, bơi, đạp xe phòng ngừa chứng đau lưng hiệu quả. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoạt động nào là tốt nhất với bạn. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng với đầu hơi cúi, hoặc nằm ngửa, kê gối dưới đầu sao cho cổ thẳng hàng với cột sống. Thay đổi tư thế nằm giúp khí huyết lưu thông, cơ bắp không bị chèn ép. Ngủ dậy nên tập thể thao với cường độ thấp như bơi lội, đạp xe, đi bộ… Chọn loại đệm không quá mềm cũng không cứng quá vì nằm đệm mềm, độ lún sâu khiến đường cong sinh lý cột sống bị thay đổi. Thường xuyên tập luyện thể thao để sở hữu thân hình khỏe mạnh, cơ bụng và cơ lưng săn chắc, tăng khả năng chống lại thương tổn, bảo vệ cột sống, cơ và dây chằng. Khởi động kĩ trước khi vận động làm giảm nguy cơ chấn thương. Lưu ý tiến hành bài tập từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, không tập quá nặng, bỏ qua các động tác ...

Gai cột sống ảnh hưởng như thế nào ?

Bệnh gai cột sống không gây chết người ngay nhưng nếu không điều trị ngay thì hậu quả của nó gây nên cho người bệnh cũng không phải là nhỏ. Bệnh gai cột sống là do quá trình viêm khớp cột sống mãn tính làm phần sụn đốt sống bào mòn bề mặt xương gây nên tình hai đốt sống cọ sát với nhau gây nên đau nhức. Ngoài ra, sự lắng động canxi ở dây chằng và gân tiếp xúc với cột sống do quá trình lão hóa của cơ thể cũng gây nên tình trạng gai xương cột sống,….  Những đối tượng mắc gai cột sống chủ yếu ở người già, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, nam giới và cả độ tuổi thanh thiếu niên. Vị trí cột sống thường mọc gai xương là ở cổ và lưng do hai vùng này hoạt động nhiều nhất. Hậu quả của gai cột sống Hầu hết bệnh nhân bị gai cột sống đều không có dấu hiệu gì cụ thể và có thể sống chung hòa bình với căn bệnh này bằng việc thay đổi tư thế đi lại, ăn uống dinh dưỡng và tập luyện điều độ. Tuy nhiên, khi gai xương chèn ép phần tủy sống, dây chằng thì gây nên những hậu quả lớn tới n...

Thay khớp háng bán phần và toàn phần khác nhau điểm gì?

Không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng phương pháp thay khớp háng nhân tạo được mà cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau quá trình thăm khám, tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân đang ở mức độ nào, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là phương pháp loại bỏ phần xương sụn của khớp háng bị hư (bao gồm chỏm xương đùi và ổ cối xương chậu) để thay thế vào đó bằng một khớp háng nhân tạo tương ứng. Mục đích của phương pháp này là phục hồi chức năng vận động của khớp háng và giảm tình trạng đau nhức, giúp bệnh nhân đi lại và vận động bình thường. Thay khớp háng bán phần và toàn phần Thay khớp háng bán phần Phẫu thuật thay khớp háng bán phần là phương pháp phẫu thuật chỉ thay phần chỏm xương đùi hoặc ổ cối đã bị hư hỏng bằng chỏm xương đùi hoặc ổ cối nhân tạo. Thông thường, trong hầu hết các trường hợp, ổ cối vẫn được giữ nguyên và chỉ thay thế chỏm xương đùi bị tổn thương bằng chỏm xương đùi nhân tạo. Đối tượng áp dụng: Gãy cổ ho...