Chuyển đến nội dung chính

Tìm hiểu tê chân tay ở người già

Tất cả các cơ quan của người già đều dễ bị tổn thương và rất khó lành do nó đã phải làm việc trong thời gian quá dài. Xương khớp bị bào mòn, khí huyết kém lưu thông dẫn đến hiện tượng chân tay tê dại. Các cơn tê đau xảy ra vào đêm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ ở tuổi già.

Nói về nguyên nhân của bệnh, có thể đây chỉ đơn thuần là bệnh của người già khi tuổi cao sức yếu. Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp tê chân tay ở người già xuất hiện như dấu hiệu của các bệnh lý.

Tình trạng thiếu máu não xảy ra nhiều nhất ở độ tuổi từ 65 đến 80. Nó khiến cho lượng máu đi nuôi cơ thể bị giảm, đặc biệt ở những vị trí xa tim như chân và tay, máu nuôi càng ít. Ngoài chứng tê chân tay, thiếu mãu não còn khiến người bệnh đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đãng trí. Ở những người bị suy dinh dưỡng, tình trạng này sẽ càng nặng hơn.

Bệnh cao huyết áp cũng là một nguyên nhân quan trọng của bệnh tê chân tay ở người già. Cao huyết áp khiến động mạch phải chịu áp lực quá lớn từ quá trình bơm máu. Và tê bì chân tay được xem là một trong những triệu chứng nguy hiểm nhất của bệnh vì nó báo hiệu những cơn đột quỵ sắp tới.

Hội chứng ống cổ tay là nguyên nhân gây ra bệnh tê tay, chủ yếu xảy ra ở 2 ngón giữa và lòng bàn tay do đây là vị trí dây thần kinh giữa trong ống cổ tay bị chèn ép.

Tìm hiểu tê chân tay ở người già
Tìm hiểu tê chân tay ở người già


Khi bao xơ bị bào mòn đến mức rách ra, các nhân nhầy thoát ra ngoài, đè vào dây thần kinh. Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức vai gáy và các cánh tay. Ở những nơi đau sẽ kèm theo các cơn tê bì như kiến bò, kim châm. 

Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm tại rễ L4 L5, hoặc S1 ở thắt lưng, người bệnh sẽ chỉ đau nhức từ hông xuống chân phải hoặc chân trái (rất ít trường hợp tê cả 2 chân). (Đây cũng được gọi là bệnh đau thần kinh tọa).

Các bệnh lý như hội chứng ống cổ tay, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa… nếu không tìm cách chữa trị có thể khiến người bệnh tàn phế, mất chức năng hoạt động của các chi.

Để chữa trị bệnh tê chân tay ở người già, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc dân gian như đắp ngải cứu nóng, ngâm chân với nước muối gừng, sắc uống nước lá lốt phơi khô… Đây là những bài thuốc được lưu truyền lâu đời, khá hiệu quả cho chứng tê chân tay ở mức nhẹ. Tuy nhiên với trường hợp bệnh lý, phương pháp này chỉ có tác dụng giảm đau chứ không thể khỏi bệnh.

Châm cứu, bấm huyệt có ưu điểm là giảm đau ngay tức thì, không phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nó cũng không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Hơn nữa, chi phí và thời gian cho việc châm cứu chữa trị bệnh cũng không hề ít.

Điều trị tại bệnh viện hoặc các phòng khám bằng liệu pháp Tây y là cách chữa trị bệnh phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này có cơ sở khoa học cụ thể, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn nên rất được tin tưởng. Tập trung vào giảm đau, chống viêm nên thuốc Tây y có hiệu quả nhanh, nhưng lại không bền vững. Nếu sử dụng trong thời gian dài, người bệnh còn có nguy cơ gặp phải nhiều tác dụng phụ như bệnh dạ dày, nhiễm độc gan, thận…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phòng ngừa đau lưng dưới hiệu quả

Các hoạt động đều đặn không làm lưng bị căng và xóc có thể làm tăng sức mạnh và sức bền của vùng thắt lưng, cho phép cơ hoạt động tốt hơn. Những bài tập này có thể gồm đi bộ, bơi, đạp xe phòng ngừa chứng đau lưng hiệu quả. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoạt động nào là tốt nhất với bạn. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng với đầu hơi cúi, hoặc nằm ngửa, kê gối dưới đầu sao cho cổ thẳng hàng với cột sống. Thay đổi tư thế nằm giúp khí huyết lưu thông, cơ bắp không bị chèn ép. Ngủ dậy nên tập thể thao với cường độ thấp như bơi lội, đạp xe, đi bộ… Chọn loại đệm không quá mềm cũng không cứng quá vì nằm đệm mềm, độ lún sâu khiến đường cong sinh lý cột sống bị thay đổi. Thường xuyên tập luyện thể thao để sở hữu thân hình khỏe mạnh, cơ bụng và cơ lưng săn chắc, tăng khả năng chống lại thương tổn, bảo vệ cột sống, cơ và dây chằng. Khởi động kĩ trước khi vận động làm giảm nguy cơ chấn thương. Lưu ý tiến hành bài tập từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, không tập quá nặng, bỏ qua các động tác ...

Gai cột sống ảnh hưởng như thế nào ?

Bệnh gai cột sống không gây chết người ngay nhưng nếu không điều trị ngay thì hậu quả của nó gây nên cho người bệnh cũng không phải là nhỏ. Bệnh gai cột sống là do quá trình viêm khớp cột sống mãn tính làm phần sụn đốt sống bào mòn bề mặt xương gây nên tình hai đốt sống cọ sát với nhau gây nên đau nhức. Ngoài ra, sự lắng động canxi ở dây chằng và gân tiếp xúc với cột sống do quá trình lão hóa của cơ thể cũng gây nên tình trạng gai xương cột sống,….  Những đối tượng mắc gai cột sống chủ yếu ở người già, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, nam giới và cả độ tuổi thanh thiếu niên. Vị trí cột sống thường mọc gai xương là ở cổ và lưng do hai vùng này hoạt động nhiều nhất. Hậu quả của gai cột sống Hầu hết bệnh nhân bị gai cột sống đều không có dấu hiệu gì cụ thể và có thể sống chung hòa bình với căn bệnh này bằng việc thay đổi tư thế đi lại, ăn uống dinh dưỡng và tập luyện điều độ. Tuy nhiên, khi gai xương chèn ép phần tủy sống, dây chằng thì gây nên những hậu quả lớn tới n...

Thay khớp háng bán phần và toàn phần khác nhau điểm gì?

Không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng phương pháp thay khớp háng nhân tạo được mà cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau quá trình thăm khám, tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân đang ở mức độ nào, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là phương pháp loại bỏ phần xương sụn của khớp háng bị hư (bao gồm chỏm xương đùi và ổ cối xương chậu) để thay thế vào đó bằng một khớp háng nhân tạo tương ứng. Mục đích của phương pháp này là phục hồi chức năng vận động của khớp háng và giảm tình trạng đau nhức, giúp bệnh nhân đi lại và vận động bình thường. Thay khớp háng bán phần và toàn phần Thay khớp háng bán phần Phẫu thuật thay khớp háng bán phần là phương pháp phẫu thuật chỉ thay phần chỏm xương đùi hoặc ổ cối đã bị hư hỏng bằng chỏm xương đùi hoặc ổ cối nhân tạo. Thông thường, trong hầu hết các trường hợp, ổ cối vẫn được giữ nguyên và chỉ thay thế chỏm xương đùi bị tổn thương bằng chỏm xương đùi nhân tạo. Đối tượng áp dụng: Gãy cổ ho...