Theo các chuyên khoa xương khớp cho biết, phong thấp là còn được gọi là bệnh phong tê thấp hoặc bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là một bệnh về xương khớp, nguyên nhân do các các khớp bị viêm, sưng đỏ, làm tổn thương đến nhiều cơ quan khác như cột sống, tim mạch, hệ thần kinh,…
Người mắc bệnh này thường gặp các triệu chứng điển hình đó là:
Sau khi ngủ dậy bệnh nhân cảm giác đau nhức khắp các vùng cơ thịt, người nổi mẩn đỏ dưới da.
Tinh thần mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, kèm theo hiện tượng sốt nhẹ.
Các khớp xương khó cử động hoặc lúc của động có tiếng kêu lắc rắc
Để lâu các khớp xương có thể bị biến dạng.
Tình trạng này nếu kéo dài không kịp thời chữa trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: dính khớp, dị hình khớp, bại liệt, thậm chí tàn tật do khớp không hoạt động. Ngoài ra một vài trường hợp còn có các biến chứng như suy tim, trụy tim,nặng hơn có thể tử vong.
Dưới đây là một số cách trị bệnh phong thấp tại nhà đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Những người mới bị nếu áp dụng các bài thuốc này đảm bảo bệnh sẽ từ từ biến mất nhanh chóng.
Công dụng lá lốt chữa bệnh phong thấp
Không chỉ được biết đến là một gia vị làm món ăn thêm đậm đà, hấp dẫn mà lá lốt còn là một loại thảo dược dân gian chữa rất nhiều bệnh, trong đó có bệnh phong thấp.
Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot.C.DC, loại cây thân thảo thuộc họ Hồ tiêu, thường phát triển ở những vùng núi thấp Việt Nam. Cây lá lốt thân mềm, chiều cao trung bình 30- 40cm, lá màu xanh đậm, hình trái tim, bề mặt nhẵn và đầu lá nhọn, mùi thơm đặc trưng.
Theo Y học cổ truyền lá lốt có vị cay, nồng, tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn và giảm đau các bệnh về xương khớp rất tốt. Vì vậy dân gian thường dùng lá lốt chữa phong thấp, tê bì chân tay hay đau nhức xương khớp. Ngoài ra, lá lốt tươi hoặc đã phơi khô còn giúp chữa đầy hơi, tiêu chảy, nôn mửa, mụn nhọt, sình bụng rất hiệu nghiệm.
Cách chữa bệnh phong thấp từ lá lốt
Sử dụng 10g lá lốt phơi khô hoặc 30g lá lốt tươi sắc với 2 bát nước đến khi còn 1 bát thì uống sau ăn. Người bệnh nên kiên trì sử dụng bài thuốc mỗi ngày, dùng trong 2 tuần tình trạng đau nhức do các khớp gây ra sẽ thuyên giảm đi đáng
Hoặc nếu bạn ngại sắc nước uống thì có thể thái nhỏ và nấu canh như bình thường. Thêm một chút gừng, húng quế vào và dùng ngay khi còn nóng.
Cách chữa phong thấp đơn giản tại nhà |
Cách chữa phong thấp từ cần tây
Cần tây không chỉ là một thực phẩm dùng chế biến nhiều món ăn ngon và dinh dưỡng, mà còn được biết đến là bài thuốc vô cùng tốt chữa các bệnh đường hô hấp, cao huyết áp, mất ngủ và giảm đua nhức xương khớp. Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi không http://coxuongkhoppcc.com/thoat-vi-dia-dem-co-chua-khoi-khong.html
Lâu nay người ta vẫn dùng rễ và thân cần tây sắc nước uống hàng ngày để chữa phong thấp. Sau đây là các bước thực hiện:
Chuẩn bị 1kg cần tây bao gồm rễ, thân và lá rồi đem rửa sạch phơi khô.
Mỗi lần dùng khoảng 150g cần tây đem sắc với 3 chén nước đến khi cô đặc thành 2 chén thì uống khi còn nóng. Chia thành 3 lần mỗi ngày.
Chìa vôi trị bệnh phong thấp hiệu quả
Chìa vôi là loại cây rất quen thuộc nên dễ kiếm, dễ tìm và được nhiều người sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian với khả năng chữa nhiều bệnh tuyệt vời như: thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, trừ tê thấp, lưu thông khí huyết, thông kinh, tán huyết, đau nhức xương khớp, nổi mụn nhọt, chữa phong thấp
Cách điều trị phong thấp với dân gian như sau:
Bài thuốc 1: kết hợp chìa vôi với một số loại thảo dược khác như: xuyên khung, đương quy, cẩu tích, ngưu tất đem ngâm cùng 1 lít rượu và để khoảng 7 ngày thì đem ra sử dụng. Mỗi ngày lấy khoảng 20-30ml uống, tác dụng kháng viêm giảm đau do bệnh phong thấp gây ra rất tốt.
Bài thuốc 2: Dùng 20g dây chìa vôi, 15g cành dâu, 10g bạch chỉ và 10g quế chi đem sắc thành nước và uống. Kiên trì sử dụng thường xuyên, người bệnh sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Đây là một số bài thuốc chữa trị phong thấp tại nhà mà mọi người nên biết. Tuy nhiên, tác dụng của bài thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người. Tốt hơn hết, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất.
►Xem thêm: Bệnh gai cột sống
Nhận xét
Đăng nhận xét